THÁP ĐÔI – DẤU ẤN KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO

Tháng Một 24, 2020

Tháp Đôi – Tháp Chăm cổ nằm trong lòng thành phố Quy Nhơn. Tháp còn có tên gọi khác là Hưng Thạnh. Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ XII, thời kỳ đế chế Chăm Pa hưng thịnh nhất trên kinh đô Đồ Bàn Bình Định, thuộc thành phố Quy Nhơn ngày nay.

Tháp Đôi gồm 02 cụm tháp đứng song đôi bên nhau, tháp lớn hơn cao 20 mét, tháp nhỏ cao khoảng 18 mét, cùng đứng song đôi sát nhau trên một bình diện phẳng. Kiến trúc Tháp Đôi có  sự pha trộn của phong cách tháp Chăm Bình Định và nghệ thuật Kmer Angkor Wat. Tháp được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1980.

Du khách chụp hình lưu niệm tại Tháp Đôi – Tp.Quy Nhơn

Như hầu hết các tháp Chăm khác, cửa chính của tháp Đôi cũng hướng về phía đông, hướng của mặt trời mọc và thần linh. Tháp có khối thân hình vuông, nhiều cửa giả, các cột ốp và các đường viền điêu khắc hoa văn quanh cửa giả rất mĩ miều và tinh xảo. Các cột thì trơn nhẵn, nhưng trên các cửa giả là những hình vòm vút cao, họa tiết sắc sảo và bay bổng.

Người Chăm rất giỏi nghệ thuật xây tháp. Mãi cho đến ngày nay bao nhà khoa học, bao cuộc hội thảo nghiên cứu về phương pháp người Chăm xây tháp mà chưa rõ họ đã dùng kỹ thuật gì, tất cả các nhận định của các nhà khoa học chỉ toàn là giả thiết, nào là để các khối gạch dính hít vào nhau mà không có đường trít, người Chăm đã xếp gạch chồng lên nhau và nung, nào là họ dùng dầu rái,… Chưa có kết luận chính xác về kỹ thuật người Chăm dùng vật liệu gì để kết dính gạch với nhau,…. Hiện giờ có rất nhiều giả thiết và tranh cãi xung quanh các vấn đề này, câu trả lời có lẽ đã theo các nhân vật Champa huyền thoại về với thế giới thiên cổ.

Tháp Đôi – thu hút đông đảo du khách

Đá được sử dụng trong phần đế tháp tương đối nhiều để làm vững chắc. Trong tháp Đôi có thờ Linga và Yoni ( Sinh thực khí nam và nữ). Người Chăm theo tín ngưỡng phồn thực và chế độ mẫu hệ. Trên tháp thường điêu đôi khắc những đường viền quanh tháp bằng hình bộ ngực căng tràn của người phụ nữ Chăm, biểu hiện cho sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp của người phụ nữ Chăm. Ngoài ra, hình ảnh những vũ nữa Apsara đang uyển chuyển những vũ điệu quây cuồng trong tiếng nhạc. Những thầy cúng, và các con vật thờ cúng trong tín ngưỡng chăm như bò thần Nadin, rắn thần, đầu sư tử,… linh thiêng và huyền bí.

Vào trong Lòng Tháp Đôi, nhìn lên trên nóc thấy bầu trời xanh thẳm vì tháp Đôi không có nóc, nhưng điều đặc biệt khi trời mưa nước mưa không thể rơi vào được trong tháp.

Tháp Đôi – Điểm đến không nên bỏ qua khi bạn đặt chân đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định. Bởi Bình Định đã từng kinh đô xưa của vương quốc Champa một thời huy hoàng đã thịnh trị nơi đây trong nhiều thế kỉ. ( Phát triển rực rỡ tại Bình Định từ thế kỷ X – XV )

Tháp đôi bán vé tham quan 20.000 vnd/ vé.

Lượng du khách đến thăm rất đông vì nó rất tiện so với các tháp khác nằm rải rác quanh Bình Định, số tháp đều được xây dựng trên đồi cao hoặc núi thấp.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Lan

CEO Goldenlife Travel

 

Golden Life Travel

CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ GOLDEN-LIFE

Trụ sở: 43A Lê Thánh Tôn, phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, T. Bình Định

Điện Thoại: 0256 3813959

Hotlines1900 599946

Email: info@goldenlife.vn/ lan@goldenlife.vn

Website: https://goldenlife.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/GoldenLifeTravel.Pro

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn