TƯỢNG ĐÀI NGUYỄN TẤT THÀNH – NGUYỄN SINH SẮC – ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TUYỆT ĐẸP PHẢI ĐẾN KHI ĐI DU LỊCH QUY NHƠN 2023

Tháng Mười 17, 2022

Vị trí tượng đài Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Sắc

Nằm sừng sững giữa trung tâm thành phố Quy Nhơn, tượng đài hai cha con Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Sắc được đặt ngay quảng trường Nguyễn Tất Thành. Đây là tượng đài đầu tiên trong cả nước về Bác Hồ và thân phụ của Người và là tượng đài thứ ba về Bác thời còn trẻ (sau tượng Bác Hồ ở bến cảng Nhà Rồng – TP. Hồ Chí Minh và tượng Bác ở trường Dục Thanh – Bình Thuận)      

Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành, đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào, tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.     

Quá trình xây dựng và ý nghĩa của tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành cao cao 10,8 m bằng chất liệu đồng, đặt trên bệ cao 4,7 m bằng bê-tông cốt thép bọc đồng, đặt trong không gian sân tượng đài rộng 3.125m2. Phía sau tượng đài là bức phù điều bằng đá xanh hình cánh cung dài 76m, nơi trung tâm cao nhất 14,5m, miêu tả khái quát bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX bị thực dân Pháp xâm lược, khắc họa hình ảnh hành trình từ nơi Bác Hồ sinh ra đến những chặng dừng chân của Người trên đường vào Nam trước khi tìm đường cứu nước

Bố cục tượng đài giàu biểu đạt qua hình ảnh Cụ Nguyễn Sinh Sắc đứng phía bắc, Nguyễn Tất Thành đứng phía nam; cả hai cùng nhìn ra hướng Biển Đông; một tay người cha đưa ra phía trước, tay kia đặt nhẹ sau lưng con trai. Nguyễn Sinh Sắc mang phong thái của bậc nho sĩ với áo dài, khăn xếp, chân đi guốc mộc, vầng trán cao và dáng vẻ khoan thai. Nguyễn Tất Thành dáng dấp thư sinh với áo sơ-mi dài tay, quần âu; chăm chú nghe cha dặn dò, khuôn mặt toát lên vẻ thông minh, rắn rỏi, cương nghị

Phía sau tượng đài là tấm phù điêu lớn bằng đá xanh dáng vòng cung, dài 76 m, thể hiện năm nội dung chính trong hành trình dấn thân tìm đường cứu nước theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Bao gồm: Hình ảnh quê hương Nam Đàn nơi Bác sinh ra và lớn lên có ngôi nhà lá đơn sơ, dòng sông Lam, đầm hoa sen…; Huế, nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từng sống và học tập với hình ảnh Trường Quốc học, cầu Trường Tiền, sông Hương, phong trào biểu tình chống thực dân…;

Bình Định với địa điểm gặp gỡ của hai cha con ở huyện Bình Khê, đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, những khung cảnh thiên nhiên, văn hóa – nghệ thuật truyền thống…; hình ảnh di tích tháp Chăm vùng Nam Trung Bộ nơi Nguyễn Tất Thành từng qua và Trường Dục Thanh nơi Người đến dạy học một thời; hình ảnh Sài Gòn những năm tháng thực dân Pháp đô hộ với bến cảng Nhà Rồng và con tàu La-tút-xơ Trê-vin (Latouche Tréville), những người lao động bị bóc lột đã góp phần hun đúc thêm lòng quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ…

Tượng đài Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Sắc không những là một công trình đẹp mà còn là một công trình mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời của Bác. Tháng 5/1909, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thừa lệnh Triều đình Huế cử vào coi thi ở Bình Định. Nguyễn Tất Thành và anh trai là Nguyễn Tất Đạt cùng đi theo cha. Đến đầu tháng 7/1909, cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) được chính thức bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn). Khi đến Bình Khê, Nguyễn Tất Đạt ở lại với cha, còn Nguyễn Tất Thành được gửi học thêm tiếng Pháp tại nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (là cha bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) ở TP. Quy Nhơn.

Tháng 3/1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc được triệu hồi về kinh đô Huế. Chia tay cha, Nguyễn Tất Thành ở lại Bình Định một thời gian để tiếp tục việc học tập. Tuy thời gian Người lưu lại Bình Định không lâu, nhưng đây là mảnh đất vinh dự lưu giữ những dấu tích về các sự kiện liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ thời còn trẻ, hun đúc chí khí, tinh thần yêu nước thương dân, hình thành nhân cách người thanh niên Nguyễn Tất Thành, để sau này Việt Nam và thế giới có một Anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh.

 

tuong-dai-nguyen-tat-thanh-2023

Đặc biệt, Bình Định cũng là nơi duy nhất chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầy nghĩa của Nguyễn Tất Thành với cha trong những năm đầu của thế kỷ XX, để lên đường thực hiện hoài bão cao cả cứu dân, cứu nước với dặn dò “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ tìm cha”. Đây là câu nói mà lúc sinh thời, cụ Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) kể lại rằng phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dạy khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê vào cuối năm 1909.

Để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bậc sinh thành, đồng thời giáo dục thế hệ tương lai đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần dân tộc, niềm tự hào, tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành năm 2015, hoàn thành năm 2017.

 

Từ khi rời Bình Định, Bác Hồ không có dịp trở lại nơi này nữa. Tuy nhiên, quãng thời gian hơn 1 năm tại đây lưu lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời hoạt động của Người cũng như trong lòng của nhân dân Bình Định. Tượng đài là biểu tượng đẹp về tình cha con gắn với tình yêu đất nước, đồng thời là tấm lòng biết ơn của nhân dân nơi đây giành cho vị lãnh tụ kính yêu của mình.

 

Quý khách cần thông tin liên hệ về tour du lịch tại Quy Nhơn, gọi ngay 1900 599946 – Goldenlife Travel

Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió 1 ngày

Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày

Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô

Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)

Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)

Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour khám phá tháp Chăm Bình Định 1 ngày

Tour Phú Yên hoa vàng cỏ xanh 1 ngày

 

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn