QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH – SỨC HÚT BÍ ẨN

Tháng Sáu 9, 2021

Quy Nhơn, Bình Định – Còn điều gì bạn chưa rõ?

Quy Nhơn có tự bao giờ?

Quy Nhơn xuất hiện hơn 400 năm trước. Ngược dòng lịch sử miền đất này thuộc Xứ Đàng Trong.

Từ thế kỉ 16 đến Thế Kỉ 17, theo con đường hàng hải ( Con đường  Tơ Lụa ), các thuyền buôn châu Âu như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây ban Nha, Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, … đã đến thương cảng Thị Nại tại Đô Thị Nước Mặn để giao thương. Đất Quy Nhơn đã sầm uất từ thuở ấy.

Người Chăm, ngườì Việt, người Hoa, cùng người nước ngoài buôn bán đổ về đây. Các giáo sĩ cũng theo các thuyền buôn đến đây để truyền đạo Thiên Chúa giáo vào miền đất này.

Lễ hội Chợ Gò

Lễ hội Chợ Gò – Bình Định 1 năm tổ chức 1 lần vào sáng mùng 1 Tết Âm lịch. Lễ hội này có từ thời Nhà Tây Sơn. Ảnh Golden Life Travel

Quy Nhơn là đất cố đô

Vương quốc Chăm pa trên đất Quy Nhơn – Bình Định tồn tại từ cuối thế kỉ thứ 9 đến khoảng thế kỉ 15, sau chuyến dời đô từ Indrapura về Vijaya, đóng đô tại Thành Đồ Bàn An Nhơn, Bình Định ngày nay.

Vương Quốc Chăm pa hưng thịnh, hòa bình nhất vào thế kỉ 9 đến thế kỉ 10 trên đất Bình Định.

Thành Đồ Bàn

Thành Đồ Bàn, kinh đô xưa của Vương quốc Champa

Sau thế kỉ 10, chiến tranh liên miên giữa Chăm-pa và Đại Việt.
Các cuộc chinh chiến liên tiếp của các Vua Đại Việt tiến đánh Chăm pa thế kỉ 11 vào các năm 1021, 1026, 1044, 1069. Đại việt đã dành được các Châu như Mê Linh , Bố Chính, nay thuộc Quảng Trị và Quảng Bình.

Đến đầu thế kỉ 14 khi quan hệ giữa Chăm pa và Đại Việt trở nên tốt đẹp, sau chuyến đi thăm và ở lại Chăm pa 9 tháng, Vua Trần Nhân Tông gả con gái là Công chúa Huyền Trân cho Vua Chăm là Jaya Simhavarman III ( tiếng  Việt Là Chế Mân ) và nhận của hồi môn lễ cưới là 2 Châu Ô và Châu Lý ( Châu Lý còn gọi là Châu Rí ), tức từ Quảng Trị kéo vào đến hết tỉnh thừa Thiên Huế.

Chuyện tình lịch sử giữa các vị Vua hai nước Chăm pa – Đại Việt đã tốn khá nhiều giấy mực của các cây bút thời bấy giờ và cả sau này.

Sau khi chế Mân qua đời đột ngột với cái chết đầy bí ẩn, Huyền Trân trở về Đại Việt. Mối duyên tình Chăm pa – Đại Việt cũng kết thúc từ đấy và khởi đầu cho các cuộc chiến tranh dai dẳng đến tận khi Vương Triều Chăm pa hoàn toàn thất bại và sát nhập thành một dân tộc của Đại Việt.

Năm 1360 Che Bonguar ( Tiếng Việt gọi Chế Bồng Nga ) vị Vua hùng mạnh nhất của Đế chế Chăm pa và cũng là cái tên gây kinh hoàng nhiều nhất cho Đại Việt lúc bấy giờ. Cuộc đời của Chế Bồng Nga là một cuộc đời chinh chiến, anh dũng để đòi lại đất đã cống nạp cho Đại Việt.

Có thể nói cứ rèn quân đội đủ mạnh, Chế Bồng Nga lại tấn công Đại Việt. Từ năm 1361 đến năm 1390 Chế Bồng Nga đã tấn công Đại Việt tổng cộng 14 lần.

Chế Bồng Nga tử trận do sự chỉ điểm của một hàng tướng tên Ba Lậu Kê, đã chỉ chiến thuyền của Chế Bồng Nga cho tướng Đại Việt là Trần Khát Chân, nả đại pháo vào chiến thuyền, sát hại được Chế Bồng Nga, chấm dứt các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nước.

Phần lãnh thổ còn lại tiếp tục bị các Chúa Nguyễn thôn tính theo phong trào Nam tiến, đi mở cõi.

Đến đầu thế kỉ 19, năm 1832 toàn bộ Vương Quốc Chăm pa chính thức sát nhập hoàn toàn vào Việt Nam.

*****

Năm 1471 Chăm Pa thất bại hoàn toàn trước trận chiến của Vua Lê Thánh Tông, chấm dứt sự tồn tại quốc gia này.

Vua Lê Thánh Tông cho lập Phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn, đưa người Việt đến sinh sống trên đất Chăm pa ( Bình Định ) cho đến nay.

Phát âm tiếng Miền Trung từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận hơi khó nghe?

Bạn đã hiểu tại sao tiếng miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Bình Thuận nặng và hơi khó nghe so với tiếng miền Bắc? Có lẽ là do sự giao thoa ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Chăm pa.

Tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít – Cổ Tháp – Ảnh Golden Life Travel

Bạn có nhận thấy điều lạ trong các trận chiến của các Vua Chăm pa?

Quân Chăm pa chiến đấu hăng hái, khi chến thắng, họ chiếm thành, cướp sạch vàng bạc, châu báu, ngọc ngà và phụ nữ, bắt tù binh rồi rút quân về. Đặc biệt, không chiếm đất đai.

Dấu ấn các cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn

Năm 1570 Chúa Nguyễn Hoàng được Vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam và Hoài Nhơn.

Đến 1602 chúa Nguyễn Hoàng cho đổi Phủ Hoài Nhơn thành Phủ Quy Nhơn – Tên Quy Nhơn có từ đó.

Năm 1651 Phủ Quy Nhơn được đổi thành Phủ Quy Ninh

Năm 1702 lại đổi Quy Ninh thành Quy Nhơn

Thời các chúa Nguyễn cai trị ở Đàng Trong xã hội phân hóa giàu nghèo rất lớn. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Từ đó nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nông dân. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía: Lấy của người giàu chia cho dân nghèo. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân không tồn tại được bao lâu, đều nhanh chóng bị dập tắt.

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào năm 1773 do Nguyễn Nhạc khởi xướng đã thành công và xưng Đế, tạo dựng nên Triều Đại Tây Sơn.

Năm 1776 Nguyễn Nhạc cho sửa sang Thành Đồ Bàn, kinh đô cũ của Chăm pa thành Thành Hoàng Đế, tự xưng Tây Sơn Vương, phong tước cho Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng các tướng lĩnh Tây Sơn.

Năm 1793 sau cái chết đột ngột đầy bí ẩn của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đem quân tấn công Thành Hoàng Đế. Nguyễn Nhạc bị bệnh sai con là Nguyễn Bảo chỉ huy tiếp đánh. Nguyễn Bảo thua bỏ chạy.

Vua Nguyễn Quang Toản ( Con Vua Quang Trung ) sai các tướng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung, Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân từ Phú Xuân vào tiếp cứu, đánh bại quân Nguyễn Ánh.

Nguyễn Nhạc mang vàng bạc châu báu ra khao quân. Tướng Phạm Công Hưng ra lệnh tịch thu vàng bạc, châu báu, binh khí và chiếm thành. Nguyễn Nhạc phẫn uất hộc máu chết.

Năm 1793 – 1799 Thành Hoàng Đế được đổi tên thành Thành Quy Nhơn dưới triều Cảnh Thịnh.

Dưới sự tấn công liên tục của quân Nguyễn Ánh, vương triều Cảnh Thịnh của Tây Sơn ngày một suy yếu

Từ năm 1799 – 1802 Thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh đánh chiếm và đổi tên thành Thành Bình Định – Là trung tâm kinh đô cai trị của triều Nguyễn trong suốt những năm đầu thế kỉ 19 tại Bình Định. Tên Bình Định ngụ ý Nguyễn Ánh đã hoàn thành xong tâm nguyện dẹp yên vùng đất này

Cho đến năm 1885 Bình Định còn bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum

Năm 1890 thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn.

Cho đến 1899 Phú Yên lại tách ra khỏi Bình Định

Năm 1907 Toàn quyền Đông dương ra nghị quyết sát nhập một nửa đất tỉnh Playcu de vào Bình Định.

Năm 1913 thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào Bình Định thành Bình Phú, đến năm 1921 lại tách tỉnh Phú Yên ra cho đến năm 1945

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 – 1954 Bình Định là tỉnh tự do, là hậu phương cho chiến trường quân khu 5, Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, góp phần cùng quân dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, buộc Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Theo tinh thần hiệp định đình chiến này, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền qua vĩ tuyến 17. Miền bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra: theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào theo chế độ cộng hòa, dưới ách thống trị của bọn tay sai, chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp nhảy vào Miền Nam Việt Nam dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ

Từ 1954 – 1975 Giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt NamChủ tịch Hồ Chí Minh cho đến ngày giải phóng đất nước 30/4/1975

Giai đoạn cuối năm 1975 đến 1989 Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất lấy tên tỉnh Nghĩa Bình.

Từ  1989 Bình Định và Quảng Ngãi lại tách tỉnh.

Từ đó đến nay Bình Định ổn định và phát triển. Quy Nhơn là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định

Xu hướng du lịch Quy Nhơn sau covid 19

Xu hướng du lịch Quy Nhơn sau covid 19: Đến thành phố an toàn, thanh bình, sạch sẽ, giàu bản săc văn hóa, ẩm thực

Ngày nay Quy Nhơn là một đô thị phát triển, có một sức hấp dẫn kì lạ – Một địa danh đầy bí ẩn lịch sử gắn với những Vương Triều có  dấu  mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Du lịch Quy Nhơn, Bình Định giàu tài nguyên lịch sử, văn hóa, nhân văn. Còn nhiều câu chuyện lịch sử bí ẩn, hấp dẫn chờ bạn khám phá

Trân trọng,

Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

Tìm chúng tôi Công ty du lịch uy tín Quy Nhơn theo những cách dưới đây:

Email: info@goldenlife.vn
Hotline: 1900 599946

 

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn