KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÀI KÍNH THIÊN | TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH

Tháng Mười Một 18, 2022

Đài Kính Thiên (Đàn tế trời đất) – Tây Sơn hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012

1. Đàn tế trời đất ở đâu?

Đài Kính Thiên

Đài Kính Thiên (Đàn tế trời đất – Tây Sơn) hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012. Để kỷ niệm 220 năm ngày mất của vua Quang Trung (1792 – 2012) trên núi Ấn Sơn, UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 55km về hướng Tây Bắc.

Sở dĩ chọn địa điểm này xây dựng là vì ngọn núi này thuộc dãy Hoành Sơn – vùng đất có phong thủy tuyệt vời, thậm chí còn nắm long mạch của đất nước, bởi đây là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc đã làm chủ được long huyệt để phát triển cả văn lẫn võ, đồng thời dưới chân núi còn có dòng sông Côn uốn lượn như dáng kiếm sơn, hổ phục rồng bay.

2. Kiến trúc Đài Kính Thiên

Quần thể công trình gồm 3 khu vực chính: Khu Đàn tế, khu Đèn Ấn – Tháp Thông Thiên, khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục công trình phụ trợ khác, được bố trí cân xứng với trục thần đạo hướng bắc – nam, cụ thể như sau:

Khu đàn tế

Đài Kính Thiên

Đàn tế trời tọa lạc ở trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn thuộc dãy Hoàng Sơn cao hơn 364 m so với mực nước biển. Có cấu trúc 3 tầng, tầng trên cùng hình tròn gọi là Viên Đạn, có đường kính 27m, tượng trưng cho “Thiên”, lan can đá có màu đỏ bao quanh, một lối lên từ hướng Nam có 5 bậc, chính giữa Viên Đạn đặt sập đá và nhang án đá là áng thờ Trời – Đất.
Tầng thứ hai là Phương Đàn, cấu trúc hình vuông kích thước 54mx54m, tượng trưng cho “Địa” có lan can đá màu vàng bao quanh, 4 lối lên mỗi lối 9 bậc theo 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Nơi đây khi làm lễ sẽ bố trí các áng thờ thần như: Thần mặt trời, mặt trăng, các thần biển, sông, núi,…
Tầng dưới cùng cũng cấu trúc hình vuông (tượng trưng cho “nhân”) được xây bao quanh có 4 lối vào theo 4 hướng
+ Các Nghi môn: Đàn tế Trời Đất có 4 hưởng vào, hướng nam là hướng chính có Nghi môn chính được thiết kế kiểu 3 cửa, 2 tầng, 2 tầng mái, cửa bằng gỗ lim theo lối “thượng song hạ bản”. Trên cổng chính có một bức hoành, ở đó ghi chữ “Bảo Sơn Thiên Ấn” có nghĩa là: Nơi này là ngọn núi quý có ấn của Trời.
+ Bình phong: Sau Nghi môn chính là bức Bình phong để trấn phong thủy, được thiết kế theo kiểu cuốn thư kết hợp trụ biểu, làm hoàn toàn bằng đá.
+ Nhà Bắc thu công: Nằm hướng bắc Đàn tế được thiết kế với 4 hàng cột vuông, trang trí bằng hệ con sơn chất liệu BTCT sơn màu giả gỗ.
+ Nhà chiêng – Nhà trống: Nằm đối hai bên bình phong, thiết kế với 4 cột tròn bằng BTCT sơn giả gỗ, với 2 tầng mái, dâng đao 4 góc, trên nóc có kìm nóc theo lối kiến trúc cổ.

Khu đền ấn

Đài Kính Thiên

Năm phía bên phải khu Đàn tế, lùi xuống thấp là khu Đèn Ấn gồm 3 hạng mục theo kiểu chữ tam: Nhà Tiền tế (còn gọi là tiền bái), Phương đình và Hậu cung.
+ Nhà Tiền tế: Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc khánh bằng đồng. Bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, hai bên gian giữa đặt 02 bộ lỗ bộ, chính giữa là án thờ chung lần ( án Công đồng), thờ tướng lĩnh và các nghĩa sĩ Tây Sơn. Hai bên án thờ đặt 02 con ngựa gỗ.
+ Phương đình: Phía sau Tiền tế là Phương đình, một khối kiến trúc hình vuông, 02 tầng mái có đao, nơi tượng trưng cho thông thiên, nơi giao hòa giữa trời và đất, nơi đây đặt mô hình Thiên Ấn “SƠN HÀ XÃ TẮC”.
+ Hậu cung: Sau cùng là Hậu cung, được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc chiêng bằng đồng, bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, có 03 án thờ:
Án thờ giữa thờ Nguyễn Nhạc.
Án thờ hai bên thờ Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

+ Cổng vào Đền Ấn: Cổng vào kiểu 02 trụ bằng trụ biểu, hai bên lối vào Đèn đặt mỗi bên 01 voi đá, 01 ngựa đá, 02 tượng quan võ, 03 tượng quan văn. Đây là những lực lượng tiêu biểu góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của nhà Tây Sơn.
+ Tháp thông Thiên: Nằm phía bên trái khu Đàn tế đối xứng với khu Đền Ấn, tháp có hình vuông, với 7 tầng.
+ Miếu thờ Thổ công (Sơn thần): được thiết kế hình vuông với diện tích khoảng 4,8m2

Đài Kính Thiên

Khu làm việc của Ban quản lý

Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 05 gian, là nơi để Ban quản lý sinh hoạt và chuẩn bị các lễ vật cho khách hành hương.
Đường hành lễ (trục thần đạo) theo hướng bắc – nam, bắt đầu từ cổng đón cho đến Nghi môn chính, có chiều dài 320m, rộng 5m, trên lối vào có 10 đoạn giật cấp, 183 bậc bằng đá. Độ cao tính từ bậc cấp đầu (ngang cổng đón) đến bậc cấp cuối (ngang nghi môn chính) là 39 mét (tương ứng với tuổi của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ).
+ Cổng đón: Thiết kế theo kiểu tam quan, trên mỗi trụ có trang trí hình búp sen.
+ Câu đá: Qua khỏi Cổng đón là cầu đá, toàn bộ thành cầu làm bằng đá cẩm thạc xanh xám.
+ Sản luyện võ: được lát bằng đã mạch chữ công.
+ Hồ bán nguyệt: Hồ có diện tích mặt vào khoảng 900m2, sâu 4 mét, có 2 khung bậc lên xuống. Hồ ngăn cách giữa khu Đàn Tế và hòn Dũng đang án ngữ phía trước, tạo cảnh quan và phong thủy cho hướng chính của Đàn.
+ 03 chòi nghỉ: được thiết kế theo hình lục giác, được xây dựng bên cạnh lối đi phụ dùng để cho khách nghỉ chân.

3.Câu chuyện về Đàn Tế Trời Đất

Một trong những truyền thuyết kế lại rằng:
“Một hôm, nhà Nguyễn Nhạc có kỵ, khách khứa đông đúc. Cỗ bàn vừa ăn xong thì trời đã khuya. Những người ở xa đều phải ở lại, còn người quanh xóm thì lục tục ra về. Bỗng trên hòn Trưng Sơn tiếng trong tiếng chiêng rền trời, ánh lửa sáng ngời cả núi … Ai nấy đều thất kinh!
Nguyễn Nhạc rủ mọi người lên xem quỷ thần làm trò gì. Phần đông đều e ngại. Chỉ có chừng mười người xin theo.
Khi đến gần đỉnh núi, trong ánh lửa mập mờ hiện ra một ông lão râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ cánh chuồn, mình khoác áo đại bào, chân đi hia… Ai nấy đều ớn lạnh vì sợ, và không ai bảo ai, mọi người đều dừng lại một lượt. Ông lão cất tiếng bảo:
Trong anh em có ai là Nguyễn Nhạc chăng? Nếu có thì hãy lại gần đây nghe lệnh, còn các người khác hãy đứng yên!
Nguyễn Nhạc run sợ bước ra, đến quỳ trước mặt ông lão. Ông lão phất tay áo, lấy ra một tờ chiếu rồi đọc lớn:
Ngọc Hoàng sắc mệnh: Nguyễn Nhạc vi Quốc Vương!
Đoạn trao tờ chiếu cho Nguyễn Nhạc rồi quay bước đi vào trong bóng tối.
Từ ấy muôn người như một, ai cũng tin rằng trời đã cho Nguyễn Nhạc làm vua.
Trong một lần khác khi cùng bộ hạ ở An Khê về, đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy rẽ qua hướng bắc để qua sông về Kiên Thành, lại chạy vào hướng đông nam đến chân núi phía trong Gò Sặt, cương người bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trật gân chân không đứng dậy nổi. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới đỡ. Khi đứng dậy để lên ngựa trở về, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi bèn sai người lên lấy thì là một thanh kiếm xưa lưỡi sáng như nước, ai nấy đều mừng và cho là “của trời ban”.
Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và thuộc hạ:
Ngọc Hoàng đã ban sắc phong ta làm Quốc vương và lẽ tất nhiên là phải ban ấn, kiếm. Nay kiếm đã có rồi ta phải đi tìm ấn.
Đoạn tổ chức ngay lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn. Cầu đảo ba ngày đêm, đến đêm thứ ba, khi tiếng trống hành lễ vừa dứt, bóng xuất hiện một vòi lửa như một vòi pháo thăng thiên bay xẹt từ Hòn Một đến Hòn Giải thì rơi xuống. Tiếp đó một tiếng nổ nhỏ như tiếng pháo tre, rồi một tiếng nổ lớn có phần dữ dội làm chấn động cả vùng, ai nấy đều thất kinh. Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Nhạc đem người đến Hòn Giải xem, thì thấy sườn núi phía nam có một vùng như bị sét đánh lở và nám đen. Trong kẽ đá là một quả ấn vuông vức, mặt ấn khắc bốn chữ Hán triện “Sơn Hà Xã Tắc”.
Từ đó nhân dân còn gọi hòn Giải là hòn Ấn hay Ấn Sơn (núi Ấn).Việc Ngọc Hoàng ban sắc phong vương thêm vào việc được kiếm, được ẩn, làm thiên hạ tin rằng Nguyễn Nhạc quả có chân mạng đế vương. Từ đó, Ông được thuộc hạ và các nhân sĩ đồng bào địa phương tồn làm Tây Sơn Vương”.
Ấn Sơn là một ngọn núi thấp nằm bên hữu ngạn sông Kôn, là vùng địa linh, nơi “hội tụ khí thiêng sông núi” của tỉnh Bình Định gắn liền với những truyền thuyết lịch sử hào hùng về triều đại Tây Sơn, Nhân dân Bình Định từ xa xưa, đã tin rằng Ấn Sơn là nơi linh thiêng và mong muốn có một công trình văn hóa tâm linh để ngày đêm hương khói, tưởng nhớ công tích của các anh hùng dân tộc và cũng để giáo dục truyền thống tự hào dân tộc cho con cháu.
Từ tâm nguyện đó, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khởi xướng và kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh, cùng với UBND tỉnh đầu tư xây dựng công trình văn hóa tâm linh Đàn tế Trời Đất ngay tại đỉnh Ấn Sơn linh thiêng này. Công trình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là lời cảm tạ của nhân dân Tây Sơn, Bình Định nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung tới trời đất và các vị anh hùng áo vải Tây Sơn trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Quần thể công trình văn hóa tâm linh Đàn tế Trời Đất đã được đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp với sự tham gia ý kiến đóng góp nhiệt tình đầy trách nhiệm của các chuyên gia, đặc biệt là Giáo sư sử học Trần Lâm Biền.
Dự án được hưng công vào ngày 26/11/2011 và khánh hạ vào ngày 14/9/2012 (29/7 âm lịch, nhân kỷ niệm 221 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung).

4.Những hoạt động không thể bỏ qua khi đến đàn tế trời đất Tây Sơn

– Ngắm nhìn thiên nhiên: Để đến được Đàn Tế Trời bạn sẽ đi ngang qua cung đường với rất nhiều cây xanh và núi non hùng vỹ, du khách sẽ được hòa mình vào bức tranh làng quê thanh bình, yên ả.
– Dâng hương: Dâng hương ở Đền Ấn và thắp một nén nhang thờ Trời Đất trên tầng Viên Đàn, cảm giác linh thiêng giữa một khung cảnh hùng vĩ. Nếu đến đây vào đúng dịp lễ tế trời đất được cử hành, bạn sẽ được hòa mình vào không khí đông vui nhộn nhịp của những con người hối hả chuẩn bị lễ vật để mang đi tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.

Đài Kính Thiên
– Nơi đây cũng là một địa điểm để check-in siêu đẹp nhé với những toà tháp cổ kính cho đến những đồng cỏ tươi xanh. Hãy lưu lại những kỉ niệm tại đây thôi nào!

Đàn Tế Trời

Ảnh: Golden Life Travel tham quan Đài Kính Thiên

5.Lưu ý khi tham quan Đàn tế trời đất

– Không hái hoa, bẻ cành, giẫm đạp cây, bẫy, chụp ảnh chim muông, động vật trong khu di tích.
– Phải giữ gìn vệ sinh chung, không viết, vẽ lên tường, bỏ rác đúng nơi quy định.
– Không mang vật liệu dễ cháy nổ, chất độc, vũ khí vào bảo tàng.
– Trang phục lịch sự khi viếng bàn thờ.

Quý khách có nhu cầu đặt tour liên hệ 1900 599946

Tham khảo thêm các chương trình tour 1 ngày Quy Nhơn – Phú Yên 2023

Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió 1 ngày

Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày

Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô

Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)

Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)

Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour khám phá tháp Chăm Bình Định 1 ngày

Tour Phú Yên hoa vàng cỏ xanh 1 ngày

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn