ĐỀN THỜ ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN – ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH QUY NHƠN 2023

Tháng Mười Một 14, 2022

Đền thờ Bùi Thị Xuân ở đâu?

Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân được khánh thành tháng 7/2008, để tưởng nhớ công lao của Đô đốc Bùi Thị Xuân – nữ tướng tài giỏi và có công lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của triều đại Tây Sơn. Đền thờ Bùi Thị Xuân là một địa điểm du lịch tại huyện Tây Sơn, Cách trung tâm Tỉnh Bình Định khoảng 40 km.

Đền thờ được qui hoạch xây dựng trên khu đất mới có tổng diện tích 5.191 m2, trong đó diện tích xây dựng 178 m2. công trình được chính thức khởi công từ ngày 20/9/2007. Đền thờ mang dáng dấp kiến trúc theo kiểu nhà mái lá 3 gian, gian chính giữa để bàn thờ, trên có tượng đô đốc Bùi Thị Xuân làm bằng gốm dát vàng và 2 gian bên là nơi dành cho cho đội nhạc lễ và tiếp khách…

Đặc biệt tại đền thờ Đô Đốc Bùi Thị Xuân còn có Bức bình phong cao 1,8m, rộng 3,5m, được làm từ đá tự nhiên, tạo nên không gian trang nghiêm, hào hùng. Mặt trước bình phong có khắc hình Long – Phụng giao duyên, tượng trưng cho vị nữ Đô đốc văn võ song toàn. Mặt sau bình phong khắc chữ Thọ.

Nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân xinh đẹp, giỏi song kiếm

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ, nhất là môn song kiếm. Bùi Thị Xuân càng lớn càng xinh đẹp, ở gần ở xa có, ngày nào cũng có người đến sân. Nhưng phần đông hễ thấy mặt thì “run như run thần tử thấy long nhan”, vì trong vẻ đẹp kiều diễm của Bùi Thị Xuân lại có vẻ uy nghiêm.

Chuyện xưa kể: Một hôm trong vùng núi Thuận Ninh ở trong vùng Tây Sơn ở phía Bắc sông Côn, Bùi Thị Xuân gặp một tráng sĩ đương đánh mãnh hổ. Tráng sĩ mình đầy máu me, sức đã sắp đuối. Nữ tướng hét lên một tiếng, rút song kiếm xáp vào cứu tráng sĩ.

Hổ bỏ tráng sĩ, đánh cùng Bùi Thị Xuân, cuối cùng bị một nhát kiếm nơi vai, gầm lên một tiếng bỏ chạy. Bùi Thị Xuân trở lại băng bó cho tráng sĩ. Tráng sĩ đó là Trần Quang Diệu. Sau đó hai người trở thành vợ chồng và cùng giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp. Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư và là một Đô đôc của vương triều Tây Sơn. Bà quê ở thôn Xuân Huề, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Trong trận đại phá quân Thanh năm 1789, bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân của nhà vua Quang Trung. Bà cũng có tấm lòng thương dân, lúc nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam mất mùa, sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hối lộ… bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành..

Sau khi quân Tây Sơn bị đại bại ở Nhật Lệ và Trấn Ninh, thì đất Thuận Hóa từ Hải Vân đến Linh Giang thuộc về nhà Nguyễn, ngày 2 tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh xứng đế, đem vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù, riêng đối với Bùi Thị Xuân, phải chịu hình phạt khốc liệt nhất, tuy nhiên Bà vẫn giữ thái độ hiên ngang con nhà tướng khi bị hành hình.

Người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, Chúa Nguyễn gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà.

Với công đức của mình, đô đốc Bùi Thị Xuân được đưa vào điện thờ Tây Sơn nơi thờ Hoàng đế Quang Trung và văn thần võ tướng nhà Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung. 

Khi đến Đền thờ Đô Đốc Bùi Thị Xuân du khách sẽ được

  • Tìm hiểu về cuộc đời và những cống hiến của nữ đô đốc Bùi Thị Xuân
  • Dâng hương tưởng nhớ công ơn của Bà

Sưu tầm.

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn