ĐẦM THỊ NẠI

Tháng Bảy 5, 2021

ĐẦM THỊ NẠI Ở ĐÂU?

Đầm Thị Nại là một đầm nước lợ, diện tích hơn 5.000 hecta, nằm vắt qua địa phần 2 huyện Tuy PhướcPhù Cát, nối thành phố Quy Nhơn với khu bờ Đông yên bình của Quy Nhơn là bán đảo Phương Mai xinh đẹp.
Xưa kia Đầm Thị Nại là cửa ngõ trọng yếu của Chăm Pa với cái tên Thị Nị Bị Lại, là cảng của Chăm Pa, người Hoa gọi là cảng Tân Châu.
Đầm Thị Nại không chỉ nổi tiếng một cảng nước lợ có giá trị về kinh tế, mà còn là nhân chứng lịch sử, nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa Chăm pa và Đại Việt, giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trong suốt chiều dài vài thế kỉ, ác liệt nhất từ thế kỉ 14 đến đầu thế kỉ 18.
Nếu chỉ ngắm cảnh và chụp hình, Đầm Thị Nại đẹp và quyến rũ du khách bởi sự hào sảng của thiên nhiên.
Độc đáo hơn khi tìm hiểu Đầm Thị Nại gắn với các câu chuyên lịch sử của Chăm pa và Đại Việt, du khách sẽ thấy Đầm Thị Nại như một Bảo Tàng lịch sử, như một nhân chứng quý giá.
” Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,
Nổi Chìm thế sự mấy Triều Vương…
Non mây nghi ngút nơi binh dữ,
Biển ráng chưa tan bọt máu hường.
Nhạn lãnh sóng vờn gương để bá
Phương Mai rừng đắp vết tan thương.
Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại
Lớp lớp xe ai rộn phố phường!”
Nhìn lại lịch sử Chăm pa, từ thế kỉ thứ 10 đến 15, Vương Quốc Chăm pa phát triển rực rỡ huy hoàng nhất trên đất Bình Định. Thủ phủ Chăm pa là Thành Đồ Bàn.
Đầm Thị Nại

Đầm Thị Nại – Chứng nhân lịch sử

Nổi bật trong sách sử, những cuộc chiến tranh liên miên giữa Chăm pa và Đại Việt diễn ra ngay trên Đầm Thị Nại, cửa ngõ bước vào Vương Quốc Chăm pa ( Chiêm Thành ).

Những mốc lịch sử quan trọng trên đầm Thị Nại

Khoảng năm 1054 – 1072, đời Vua Lý Thánh Tông, con thứ tám của vua Lý Thái TổLý Nhật Quang đem quân vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, Vua Chiêm Thành ngự giá nghênh tiếp.
Năm 1086 vua Lý Thánh Tông giao lại việc nước cho nguyên phi Ỷ Lan và tể tướng Lý Đạo Hành rồi cùng Lý Thường Kiệt đem binh đánh vào Chiêm Thành
Tháng giêng năm Đinh Tị 1377 Vua Trần Duệ Tông tiến vào cửa Thị Nại để kéo binh tiến đánh Thành Đồ Bàn. Quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga mai phục đã tiêu diệt gần hết quân Đại Việt, Trần Duệ Tông và các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Phạm Huyền Linh đều tử trận.
* Năm Quý Mùi 1403 Vua Hồ Hán Thương cho đại tướng Phạm Nguyên Khôi đem 20 vạn quân thủy bộ tiến vào Thị Nại đánh Thành Đồ Bàn, nhưng bại trận.
* Năm Canh Thìn 1470 Vua Lê Thánh Tông thân chinh mang 20 vạn tinh binh đánh vào Thị Nại và đánh hạ được Thành Đồ Bàn, bắt sống Vua Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân. Kết thúc triều đại thứ 14 của Chiêm Thành.
Biển Thị Nại êm đềm thơ mộng nhưng trong suốt gần 3 thế kỷ từ (1470 – 1744 ) từ thời Chúa Nguyễn Phúc Thuần đến thời Vua Lê Thánh Tông không được yên lặng binh đao, đầu rơi,máu chảy.
*****
Đến Năm Nhâm Tí 1792 lại tiếp tục binh đao đầu rơi máu chảy giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn ( Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh ).
Quân Nguyễn Ánh do hai tướng người Pháp chỉ huy là Dayot và Vannier, còn gọi là Nguyễn Văn PhấnNguyễn Văn Chấn đã dùng hỏa công đốt trại Tây Sơn đổ bộ lên Thành Hoàng Đế ( Được xây dựng lại trên nền cũ của Thành Đồ Bàn ), Quân Tây Sơn kéo xuống đánh lui.
Năm tiếp theo, Nguyễn Ánh lại kéo thủy quân tiến đánh Thị Nại lần thứ 2. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc sai thái tử Nguyễn Bào ra chống giữ. Quân Nguyễn Bào chịu không nổi phải cầu cứu Phú Xuân. Nguyễn Ánh lại rút binh.
Năm tiếp sau, Nguyễn Ánh lại đánh vào Thị Nại, quân Tây Sơn bại trận Thị Nại Quy Nhơn rơi vào tay Nguyễn Ánh.
* Năm Canh Thân, quân Phú Xuân do phó tướng Trần Quang Diệu chỉ huy đánh vào chiếm lại Thị Nại, giao cho tướng Võ Văn Dũng trấn giữ, tiếp tục đánh vào Thành Bình Định. Nguyễn Ánh cho quân ứng cứu nhưng thất bại.
* Năm Canh Dậu 1801 Nguyễn Ánh cho đại binh tiến đánh Thị Nại, dùng mưu đánh bại thủy binh Tây Sơn.
Đây là trận đánh lớn nhất trong lịch sử trên Đầm Thị Nại và cũng là trận chiến sau cùng, quyết liệt và dữ dội được gọi là Trận Xích Bích của Việt Nam, mở sang thời đại mới của Nhà Nguyễn thống nhất đất nước sau bao năm nội chiến.
Thị Nại là của ngõ quan trọng về quân sự. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, vẫn cho đóng Thủy Trại tại Thị Nại để canh phòng.

Đầm thị Nại với Du lịch Quy Nhơn

Đầm Thị Nại – Một thắng cảnh tuyệt đẹp, nên thơ, duyên dáng, như lá phổi xanh góp phần cung cấp oxy, nguồn hải sản cho người dân và du khách. Hàng ngày du khách bình thản đi qua cây cầu vượt biển Thị Nại, dừng lại ngắm cảnh, chụp hình, bùi ngùi lắng nghe câu chuyện lịch sử qua mấy đời Vương. Lưu lại những kỉ niệm tuyệt đẹp về Quy Nhơn – một cố đô Chăm Pa và Tây Sơn huyền thoại, đầy hoài niệm…
Golden Life Travel
Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn