CHUYỆN TÌNH LỊCH SỬ CHẾ MÂN – HUYỀN TRÂN/ Phần 1

Tháng Bảy 8, 2021

Chế Mân – Huyền Trân: Chuyện Tình Lịch Sử 

Chuyện tình của Vua Chúa giữa các quốc gia khác nhau trước nay vẫn đượm màu chính trị.
Đã hơn 700 năm trôi qua mà bức màn bí mật về câu chuyện tình lịch sử của Chế Mân Chiêm quốcHuyền Trân công chúa vẫn còn phủ kín trong những bức màn bí mật. Sự thật đó đã theo những nhân vật chính xuống nơi suối vàng.
Du khách đến Du Lịch Bình Địnhngày nay, lặng nhìn những đền tháp cổ kính, u tịch trong nắng chiều, bồ hồi nhớ về Chế Mân, vị Vua tài giỏi của Chiêm Quốc và mối tình si mê với Huyền Trân công chúa, cành vàng lá ngọc của Đại Việt.
Chăm PaĐại Việt nằm kế cận bên nhau, trải qua nhiều năm chinh chiến liên miên, hao người tốn của đôi bên mà không đến hồi kết. Sau nhiều trận giao tranh bất phân thắng bại, mối lương duyên giữa ông Vua – bà Chúa là cái kết trong hòa hữu.
Mối lương duyên ấy đã kết thúc những cuộc chiến tranh vô nghĩa, lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng thêm hai Châu: Châu Ô và Châu Rí về phía Nam. Quả thật “ Anh hùng khó qua ải mĩ nhân”.
Chuyện tình lịch sử Chế Mân - Huyền Trân Công chúa

Chuyện tình lịch sử Chế Mân – Huyền Trân Công chúa – Cành Vàng lá Ngọc của Đại Việt, con gái Vua Trần Nhân Tông

“Về Thăm Thành Cổ Đồ Bàn
Đảo Xanh – Biển biếc – Tháp Vàng níu chân” – Nguyễn Thị Xuân Lan

Tìm về cố đô Chăm xưa và kí ức mối tình Chăm pa – Đại Việt

Ngày nay, về với vùng đất Bình Định, cố đô Chămpa xưa, nghe câu chuyện huyền tích Thành Đồ Bàn,Tháp Cánh Tiên, Chùa Thập Tháp, mối tình của nàng công chúa Đại Việt với vị vua Chăm Pacòn vang vọng.
Lặng ngắm Tháp Chăm Trong những buổi chiều ngả bóng, một chút vạt nắng còn vương trên những tháp Chăm cổ kính, đã phủ rêu phong, nghe kể về những câu chuyện tình buồn mang theo cả linh hồn dân tộc .
Huyền Trân Công Chúa

Huyền Trân Công Chúa Bên Tháp Cánh Tiên – món quà của Chế Mân

Người Việt – Người Chămbây giờ đã chung sống như hai người anh em ruột thịt chung trên lãnh thổ Việt Nam. Khép lại những chuyện dĩ vãng chiến tranh liên miên, mối thù vong quốc.
Những ngôi tháp Chăm cổ kính, sừng sững trước thử thách của thời gian là minh chứng cho sự phát triển triển trường tồn của một dân tộc đã đi lên từ đau thương và mát mất, hòa chung làm một.
Người Chăm Pa có mặt từ rất sớm trên dải đất hình chữ S, khi mà Đại Việt của chúng ta còn là những mảnh ghép chưa hoàn chỉnh.
Chăm Pa là tên của một loài hoa thuộc chi hoa Đại, người Việt gọi là hoa Sứ, hoa Chăm pa có nhiều loại từ hồng đỏ , trắng, mọc nhiều ở dọc biển Miền Trung, đồng thời loài hoa này là quốc hoa của Chăm pa.
Người Chăm rất coi trọng giai cấp xã hội, những người thuộc giai cấp vương tôn, đặc biệt là giới vương tôn nữ phái, chỉ lập gia đình với những dòng vương tôn với nhau. Những cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối không bao giờ diễn ra và ít có những cuộc hôn nhân dị chủng, dị giáo.
Phụ nữ quý tộc Chăm chỉ chọn chồng cùng đẳng cấp, cung phi của các vua Chăm đều xuất thân từ các gia đình danh gia vọng tộc. Khi một vua Chăm cưới người vợ ngoại quốc thì đó cũng phải là các công chúa, kiều nữ của vương tôn, quý tộc.
Người Chămpa theo chế độ mẫu hệ nhưng lại phụ quyền. Phụ nữ sẽ là người lo tất cả các công việc trong gia đình: Nuôi dạy con cái, định hướng tương lai cho con, chọn chồng cho con gái, đứng ra cưới hỏi cho con trai, giữ gìn hương hỏa cho bàn thờ ông bà tổ tiên.
Người Chăm phát triển cực thịnh hàng trăm năm như thế, họ khẳng định tên tuổi mình bằng những công trình kiến trúc đền tháp với kĩ thuật xây dựng tinh tế, đến nỗi ngày nay vẫn còn nhiều bí ẩn kiến trúc và kỹ thuật làm gốm của người Chăm, đạt đến trình độ tinh xảo hàng đầu thế giới. Nhiều bí ẩn đến nay vẫn còn bí ẩn. (Cụ thể phương pháp xây tháp của người Chăm không vôi vữa).
Các Hoàng đế Việt rất thích những vũ nữ Apsaravới bộ thân hình hình nảy nở, bộ ngực căng mọng, làn da bánh mật, đôi mắt to tròn sâu thẳm.
Người Chăm xây dựng đền tháp giỏi nên thường được mời trong những kiến trúc cung điện của người Việt, vua Trần Nhân Tôngcòn sang đất Chăm pa chơi hẳn 9 tháng mới về, dẫn đến cuộc hôn nhân của vua Chế MânHuyền Trân công chúa.
Âm nhạc và ẩm thực của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của người Chăm rất nhiều. Như nước mắm nhĩ là của người Chăm.
Người Việt trong lịch sử chưa bao giờ có ý định xóa sổ người Chăm. Nhưng sự mẫu thuẫn dẫn đến các cuộc chiến. mà đã chiến thì có người chiến thắng kẻ chiến bại âu cũng là số phận.
Nguyễn Thị Xuân Lan

Đặt tour: Huyền Thoại Chăm Pa

Hotline: 1900 599946

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn